
Đồng hồ cơ bị đứt dây cót nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả nhất cho người đang bị tình trạng này. Hảy cùng tìm hiểu thêm nhiều thông tin qua bài viết dưới đây nhé.
Vì sao đồng hồ cơ bị đứt dây cót ?
Dây cót đồng hồ là một trong những linh kiện quan trọng trong đồng hồ. Nó là lò xo phẳng (flat spiral) tròn được tạo nên từ một sợi dây kim loại cực mảnh cuộn xoắn ốc.

Đối với đồng hồ cơ, nó được chia thành 2 loại gồm dòng máy Handwinding và dòng máy Automatic với cơ chế lên dây cót khác nhau.
>>>Xem thêm :Kinh nghiệm mua đồng hồ nữ : Cách chọn đồng hồ phù hợp
Đồng hồ cơ bị đứt dây cót vì vơ chế hoạt động
Vì cơ chế hoạt động khá đặc biệt thế nên dòng đồng hồ cơ thường gặp phải tình huống cơ hỏng, đứt dây cót. Một số nguyên nhân xảy đến tình trạng này đó là:
– Dây cót đồng hồ bị dứt do chịu những tác động ngoại lực không mong muốn như: đồng hồ bị rơi, vỡ, va đập mạnh; đồng hồ bị nhiễm từ nặng làm cho dây tóc bị xoắn lại; …
– Đối với mỗi dòng đồng hồ sẽ có khả năng tích trữ cũng như yêu cầu số vòng dây cót khác nhau.
Nên xử lý như thế nào khi đồng hồ cơ bị đứt dây cót?
Như đã chia sẻ, dây cót là bộ phận không thể thiếu trong đồng hồ cơ. Cho nên sự hỏng hóc nào dù nhỏ cũng sẽ gây ảnh hưởng xấu tới việc sử dụng. Và cách tốt nhất trong trường hợp đồng hồ cơ bị đứt dây cót là bạn hãy mang đồng hồ đến những cơ sở sửa chữa có uy tín để bảo dưỡng cũng như thay thế.
Nếu trường hợp “nhẹ” là dây cót chỉ bị xô lệch hay xoắn, chuyên gia đồng hồ sẽ giúp bạn nắn chỉnh lại để sử dụng bình thường. Trường hợp xấu nhất là đứt cót thì bắt buộc phải thay dây tóc mới cho đồng hồ của mình.
Lưu ý cách lên dây cót đồng hồ đúng cách
Đối với đồng hồ Handwinding (lên dây cót tay) thì bạn chỉ cần sử dụng tay vặn núm điều chỉnh vừa tầm, không nên vặn quá căng dễ bị đứt dây cót và có thể gây ra hỏng máy. Thông thường, bạn chỉ nên vặn núm khoảng 15-20 vòng là thích hợp.
Còn đối với đồng hồ Automatic (lên dây cót tự động): thiết kế này cho phép đồng hồ tự lên dây cót khi bạn đeo và chuyển động cổ tay. Con quay sẽ rung lắc và nạp năng lượng cho máy đồng hồ.
Cách Hạn chế đồng hồ cơ bị kẹt cót, đứt cót

Đồng hồ cơ bị đứt dây cót dưới đây là những lời khuyên của Đồng Hồ cho khách hàng khi sử dụng đồng hồ cơ. Để tránh gặp tình trạng bệnh liên quan tới dây cót và tăng độ bền của sản phẩm.
>>>Xem thêm :Cách bảo quản dây da đồng hồ hiệu quả lâu dài
Bảo dưỡng thường xuyên
Việc này sẽ giúp nâng cao vẻ đẹp của đồng hồ một cách tốt nhất. Bổ xung dầu nhớt vào các bánh răng, động cơ để chúng chạy mượt mà. Hạn chế bị kẹt cót, đứt dây cót khi vận hành.
Tùy theo điều kiện kinh tế mà có thể bảo dưỡng thường xuyên hoặc định kỳ theo tháng. Tham khảo bảng giá sửa chữa đồng hồ để quyết định thời gian bảo dưỡng của mình.
Lên dây cót đúng cách
Việc lên dây cót định kỳ hàng ngày hoặc 1-3 ngày một lần là việc giúp đồng hồ luôn chạy ổn định. Cần phải làm việc này với thao tác nhẹ nhàng, tình cảm. Không nên dùng lực quá nhiều hoặc nhanh chậm thất thường mà ảnh hưởng bị kẹt, đứt cót là chuyện bình thường.
Khi thực hiện lên dây xong nên đóng nắp lại cẩn thận để tránh nước hoặc đồng hồ bị chết. Bảo dưỡng thường xuyên là cách tốt nhất để tăng độ bền. Giảm thiểu khả năng đồng hồ bị kẹt cót.
Bảo quản đồng hồ đúng cách
Khi không sử dụng thì chúng ta nên bảo quản đồng hồ trong các hộp chuyên dụng. Tránh xa các đồ vật phát ra sóng điện từ như điện thoại hoặc lò vi sóng, nam châm. Những sóng này không chỉ khiến đồng hồ cơ bị kẹt cót mà còn khiến chúng chạy sai giờ.
Tháo đồng hồ khi hoạt động mạnh

Đồng hồ cơ bị đứt dây cót bất kể hoạt động nào cần tới sử dụng tay chân nhiều mồ hôi cũng nên tháo đồng hồ. Vừa đảm bảo đồng hồ an toàn, không bị hỏng hóc vừa đảm bảo dây da đồng hồ không bị hôi. Mồ hôi thấm ra dây da có thể sinh ra mùi cực kỳ khắm khú khó chịu. Tháo ra là cách tốt để giữ vẻ đẹp và độ bền.
Qua bài viết trên đã cho các bạn biết về đồng hồ cơ bị đứt dây cót và cách xử lý hiệu quả nhất. Hy vọng những thông tin của khunghinh.vn sẽ hữu ích đối với các bạn nhé.
Mỹ Phượng-tổng hợp
Tham khảo ( donghomytan, belowatch, … )