Cách sửa đồng hồ đeo tay nghe đơn giản nhưng không hề đơn giản . Vì mỗi loại đồng hồ có mỗi cơ cấu máy khác nhau. Ví dụ như đồng hồ nguyên tử, đồng hồ cơ, hoặc chạy bằng pin sẽ có những cách sửa khác nhau tùy vào bộ phận máy

Trong bài viết bên dưới đây mình sẽ giới thiệu các bạn những cách sửa đồng hồ đeo tay bị lỗi và trục trặc máy. Hãy cùng mình theo dõi bài viết bên dưới !

1. Tìm hiểu cấu tạo và cơ chế hoạt động của đồng hồ cơ

Đồng hồ cơ là gì? Kiến thức cơ bản về đồng hồ máy cơ là gì?

Đồng hồ cơ là đồng hồ lấy năng lượng từ chuyển động cơ học và được chia làm 2 loại là đồng hồ cơ lên cót tay và đồng hồ cơ lên cót tự động (Automatic). Mỗi loại đồng hồ lại có cấu tạo và cơ chế hoạt động khác nhau:

   1. Đồng hồ cơ lên dây cót tay

         1. Đồng hồ cơ lên dây cót tay là gì?

Đồng hồ cơ lên dây cót tay là loại đồng hồ được sáng tạo ra kể từ thế kỉ 16. Với loại đồng hồ lên dây cót tay thì người dùng cần phải lên dây cót hằng ngày để đồng hồ có thể hoạt động.

Khi dùng loại đồng hồ này người dùng chỉ lên dây cót đến mức tay bạn có cảm giác hơi căng. Tránh trạng thái vặn dây cót quá căng vượt quá mức dẫn đến việc đồng hồ bị hỏng máy.

Trước khi tiến hành lên dây cót cho đồng hồ hoặc điều chỉnh thì bạn cần tháo đồng hồ ra khỏi tay. Việc làm này sẽ giúp ích cho bạn hạn chế xuất hiện các lỗi bên trong đồng hồ.

Cấu tạo của cỗ máy vận hành lên dây cót tay: Một cỗ máy vận hành lên dây cót tay sẽ bao gồm 7 bộ phận sau: Núm chỉnh giờ, dây cót, chuỗi bánh răng, bộ thoát, bánh xe cân bằng, bánh răng điều khiển mặt số, chân kính.

         2. Cơ chế vận hành của đồng hồ lên cót tay:

  • Bước 1: Xoay núm chỉnh giờ để cuộn dây tóc, giúp cho dây tóc hấp thụ năng lượng.

  • Bước 2: Những tàu bánh răng chuyển năng lượng ra bộ thoát
  • Bước 3: Bộ thoát phân bố năng lượng cho bánh xe cân bằng
  • Bước 4: Bánh xe cân bằng sử dụng năng lượng được điều tiết để dao động qua lại với tốc độ không đổi
  • Bước 5: Sau một số lượng nhịp nhất định, bánh răng điều khiển mặt số chuyển động, chuyển hóa năng lượng tới kim đồng hồ
  • Bước 6: Kim đồng hồ xoay

Xem thêm : Thương hiệu đồng hồ nổi tiếng – Top đồng hồ thế giới

   2. Đồng hồ lên cót tự động

  • Đồng hồ cơ lên cót tự động là gì?

Cỗ máy lên cót tự động (Automatic) được xuất hiện lần đầu vào thế kỷ 20. Đặc điểm của cỗ máy này chính là nó sử dụng chính năng lượng được sinh ra do sự vận động của người sử dụng.

Thay vì phải lên cót tay hằng ngày, người dùng sẽ chỉ cần đeo đồng hồ trên tay liên tục 8 tiếng/ngày là sẽ đủ năng lượng để đồng hồ hoạt động.

  • Cấu tạo của cỗ máy lên dây cót tự động

Cỗ máy lên dây cót tự động sẽ gồm có các bộ phần sau: Núm chỉnh giờ, rotor, dây cót, chuỗi bánh răng, bộ thoát, bánh xe cân bằng, tàu bánh răng điều khiển mặt số, chân kính.

  • Cơ chế vận hành của cỗ máy lên dây tự động

  • Bước 1: Hoạt động của cổ tay làm cho rotor xoay, hoặc việc vặn núm chỉnh giờ sẽ tạo điều kiện cho dây cót hấp thụ năng lượng.

  • Bước 2: Những chuỗi bánh răng chuyển năng lượng ra bộ thoát
  • Bước 3: Bộ thoát phân bố năng lượng cho bánh xe cân bằng
  • Bước 4: Bánh xe cân bằng sử dụng năng lượng được điều tiết để dao động qua lại với tốc độ không đổi
  • Bước 5: Với số lượng nhịp đập cụ thể, bánh răng điều khiển mặt số chuyển động, chuyển hóa năng lượng tới kim đồng hồ
  • Bước 6: Kim đồng hồ xoay

2. Hướng dẫn cách sửa đồng hồ đeo tay bị chết

Phần lớn lý do dẫn đến việc đồng hồ đeo tay bị chết là do dây cót không hoạt động. Do đó bạn cần cung cấp năng lượng để đồng hồ có thể hoạt động trở lại bình thường.

Do cấu tạo và cách vận hành của từng loại đồng hồ cơ không giống nhau cho nên khi gặp trường hợp đồng hồ đeo tay bị chết người sử dụng cũng sẽ có cách sửa chữa riêng cho từng loại.

   1. Đối với đồng hồ lên dây cót tay

  • Để nguyên núm chỉnh giờ ở vị trí ban đầu

  • Vặn núm theo chiều kim đồng hồ khoảng 10 đến 15 lần thì dây cót đồng hồ sẽ căng lên và hoạt động trở lại như bình thường.

  • Chỉ cần người dùng lặp lại thực hành các bước này hằng ngày thì hiện tượng đồng hồ bị chết sẽ không còn xuất hiện nữa.

   2. Đối với đồng hồ lên cót tự động

Với những chiếc đồng hồ cơ Automatic người sử dụng cần đeo đồng hồ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày để đồng hồ có đủ năng lượng hoạt động. Nếu chiếc đồng hồ đeo tay bị chết thì rất có thể bởi nó đã hết năng lượng để hoạt động.

Những chiếc đồng hồ này thường sẽ có núm vặn để lên cót thủ công, vì vậy người sử dụng có khả năng vặn chiếc núm này để nạp năng lượng cho đồng hồ.

Nếu có thể thì bạn hãy sắm cho chiếc đồng hồ của mình một chiếc hộp lên dây cót để đồng hồ có đủ năng lượng hoạt động.

Nếu như đã thực hiện các bước trên mà đồng hồ vẫn chưa chạy thì người dùng cần quan sát xem có cọc số bị rơi ra và mắc vào kim đồng hồ không. Nếu có thì bạn phải cần mang chiếc đồng hồ của mình đến shop để được sửa chữa đúng cách thay vì tự mình sửa.

Hơn nữa thì cũng rất có khả năng là chiếc đồng hồ của bạn bị khô dầu hoặc bị hỏng bộ phận nào đấy chứ không phải thiếu năng lượng. Khi đó cách tốt nhất dành cho bạn vẫn là mang ngay chiếc đồng hồ của mình đến gặp các thợ đồng hồ chuyên nghiệp.

Xem thêm : Phân loại đồng hồ : Kiến thức cơ bản về đồng hồ

3. Cách sửa đồng hồ đeo tay tại nhà đơn giản

Trong lúc dùng đồng hồ đeo tay hằng ngày sẽ có nhiều lỗi căn bản làm cho người sử dụng cảm nhận thấy khó chịu như: lỗi chạy sai giờ, lỗi sai ngày và đồng hồ vô nước. vì lẽ đó, hôm nay Đồng Hồ Hải Triều sẽ sẻ chia cho mọi người những kiến thức “Để giúp người sử dụng có khả năng dể dàng tự khắc phục được những lỗi này ngay tại nhà”.

   1. Cách sửa đồng hồ đeo tay bị vô nước

 Vấn đề đồng hồ bị vô nước rất thường xuất hiệndo đó biết cách giải quyết đồng hồ bị vào nước là vấn đề quan trọng mọi người cần biết tới.

Cách sửa đồng hồ đeo tay tại nhà đơn giản
Cách sửa đồng hồ đeo tay tại nhà đơn giản

Đồng hồ bị vô nước là một trong những lỗi thường gặp nhiều nhất

 Dấu hiệu biết được đồng hồ bị vô nước: Mặt trong kính bám hơi nước/giọt nước, nước đọng trên mặt số, nước rỉ từ nắp lưng, sùi sơn/gỉ sét các bộ phận trong mặt số hoặc từ trong nắp lưng, vỏ…

 Cách thức làm xử lý: Dùng vải bông thấm nước, giấy vệ sinh để lâu sạch nước. Một khi lâu khô thì cho đồng hồ vào túi, hộp kín hút ẩm. Có tủ hút ẩm thì hãy đặt đồng hồ vào tủ.

   2. Cách sửa đồng hồ đeo tay bị sai ngày 

 Đối với những người dùng đồng hồ có lẽ việc đồng hộ bị sai ngày rất quen thuộc. Đây là một trong những lý do gây ra hỏng hóc hàng đầu của đồng hồ nếu như người sử dụng không biết khắc phục. Vậy làm sao để sửa chữa được hiện trạng đồng hồ chạy sai ngày.

Đồng hồ nhảy sai ngày nhiều lúc làm cho ngường sử dụng rất bực mình

 Dấu hiệu nhận biết: Đồng hồ cơ có lịch ngày sẽ nhảy sang ngày mới vào 12 giờ đêm, lúc đó được mang lại đủ năng lượng để hoạt động 24/7 và đã được nơi bán chỉnh lịch ngày đúng.

Tuy nhiên nếu bạn để đồng hồ hết năng lượng hoặc thực hiện việc đièu chỉnh đồng hồ sai thao tác, thì đồng hồ sẽ gặp một số trường hợp sau: Đứng lịch khi hết tháng, khoảng 12 giờ trưa đã nhảy sang ngày mới, lịch nhảy nhanh/ chậm so sánh với ngày đúng trong tháng.

Cách khắc phục đồng hồ nhảy sai ngày cũng cực kỳ dễ dàng

 Cách chỉnh lịch ngày đúng: Kéo núm điều tiết ra 1 nất, tùy thuộc theo các dạng đồng hồ khác nhau chúng ta có thể vặn lên hoặc vặn xuống tùy ý cho đến ngày hiện tại. nếu như có lịch thứ thì chúng ta chỉ cần vặn lên hoặc vặn xuống để chỉnh cho đúng lịch thứ.

Tạm kết :

Bài viết trên đây mình vừa giới thiệu tới các bạn những cách sửa lỗi đồng hồ đeo tay và những cách đơn giản sửa đồng hồ của chính mình. Mong rằng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu thêm về các nguyên lý đồng hồ để các bạn có thể khắc phục lỗi đồng hồ của mình. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết !


Vũ – Tổng hợp, chỉnh sửa(Nguồn tổng hợp: donghohaitrieu.com, donghothuysy.vn, … )

Chia sẻ:

Leave a Comment

Your email address will not be published.

TOP